Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Vệ sinh màn hình đúng cách


Việc lau chùi màn hình LCD hay laptop không đơn giản như lau chùi một màn hình CRT truyền thống được làm bằng thủy tinh, bởi lẽ chúng được phủ một lớp chất nhựa tổng hợp trên bề mặt. Chính điều này đặt ra nhiều câu hỏi với việc làm như thế nào để có thể vệ sinh một màn hình đúng cách nhất?
Bài viết sẽ hướng dẫn người dùng một số kiến thức lau chùi, vệ sinh cho màn hình mà vẫn đảm bảo được sự an toàn tuyệt đối.
TRANG BỊ DỤNG CỤ
Để hỗ trợ việc lau chùi, bạn nên mua một bộ vệ sinh màn hình LCD mà máy tính xách tay riêng ở các cửa hàng tin học. Tùy theo chủng loại nhưng khoảng 80.000 đồng là sản phẩm tạm được. Bộ vệ sinh này ít nhất phải bao gồm các dụng cụ: việc vải cotton mềm, dung dịch vệ sinh (thường là loại bình xịt), chiếc chổi quét bụi mềm để quét bụi bám những khe cạnh màn hình. Ngoài ra người dùng cũng có thể sử dụng một dung dịch nước tinh khiết, rượu hoặc giấm để hỗ trợ việc vệ sinh.
CÁCH LÀM VỆ SINH
Đối với một màn hình, thường chỉ có hai trường hợp vệ sinh riêng. Đầu tiên là lau chùi màn hình bị bụi bám vào, lúc này, bạn có thể sử dụng nước tinh khiết để làm chất lau chùi, trong khi khăn vải mềm chính là vật dụng dùng để lau chùi vụi. Thứ hai là trường hợp màn hình bị in dấu vân tay, lúc này cần sử dụng rượu để làm chát lau chùi. Hãy nhớ rằng những tấm vải khô thông thường mua ngoài chợ có thể tạo ra những vết xước. Khi sử dụng rượu hoặc dấm thì người dùng cũng nên trộn với nước tinh khiết đổ vào trong một chai đựng loại có đầu phun xịt càng tốt.
Để tiến hành lau chùi, người dùng cần phun dung dịch vừa tạo lên chiếc khăn vải mềm, nên nhớ là không được phun trực tiếp lên màn hình. Ngoài ra, khi phun lên khăn hãy để tránh xa laptop nhằm tránh tình trạng nước vào máy gây chập điện.
Bây giờ, việc của bạn là tiến hành lau màn hình theo một chiều nhất định, dọc hoặc ngang. Những nơi có vết bẩn nhiều hãy lau kỹ nhiều lần chứ không lau mạnh tay để tránh trầy xước.
QUÊN MỘT LẦN, HƯ MÃI MÃI
Dưới đây là một số lỗi mà người dùng thường "hay quên" khi tiến hành lau chùi màn hình có thể để lại "di chứng" lớn.
Sử dụng nước lau chùi cửa kính bán trên thị trường, xà phòng... để lau chùi. Điều này chỉ làm hại màn hình bởi các hóa chất sử dụng trong các chất tẩy rửa này gây phản ứng hóa học với màn hình, đặc biệt là những chất như ammonia, acetone, toluene hay cồn.
Dùng khăn, giấy báo... đề lau chùi. Đây là những vật liệu rất dễ gây trầy xước màn hình máy tính.
Sử dụng nước sinh hoạt để lau chùi. Những loại nước này thường chứa muối hòa tan, chứa các hóa chất khác... dễ làm hỏng màn hình máy tính bởi các phản ứng hóa học.
Tiến hành phun dung dịch lau chùi thẳng vào màn hình. Đây là sai lầm thường phát sinh nhất, khi phun dung dịch có thể bám vào các linh kiện điện tử, chỉ cần có điện vào lập tức hiện tượng cháy linh kiện sẽ xảy ra, hệ thống sẽ bị hỏng hoàn toàn.
Tiến hành vệ sinh khi màn hình vừa tắt đi, thậm chí màn hình đang chạy. Ngoài việc thay đổi đột ngột nhiệt độ của mặt màn hình làm ảnh hưởng các linh kiện bên trong, dễ gây chập điện thì điều này cũng làm người dùng khó có thể nhận biết được những vết bụi bẩn hiển thị trên màn hình. Tốt nhất hãy chuyển về chế độ màn hình đen thì những vết bụi này hiện ra rõ hơn.

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Làm gì khi laptop bị nóng


Một trong những vấn đề đối với những máy tính xách tay lâu ngày đó chính là tỏa nhiệt rất lớn trong khi hoạt động, điều này có thể làm máy khởi động liên tục, gây ra hiện tượng màn hình xanh, giảm hiệu năng xử lý hay tuổi thọ thiết bị...Để khắc phục hiện tượng này, bạn có thể làm theo những bước sau:

1. Vệ sinh quạt, cửa thông gió.

Đối với những máy tính đã qua thời gian sử dụng, nếu không vệ sinh thường xuyên thì việc bám bẩn tại quạt hay những cửa thông gió là điều khó tránh khỏi. Bụi bám trên các cửa sẽ làm hạn chế lượng gió lưu thông khiến cho quá trình truyền nhiệt giảm, còn nếu bám trên quạt sẽ gây tắt nghẽn động cơ làm quạt chạy không ổn định dẫn đến không cung cấp đủ lượng gió cần thiết.

Do đó hãy vệ sinh cẩn thận những cửa thông gió (trước, sau, bên dưới...), đối với quạt (Fan) bạn lật ngược máy lên và mở theo sơ đồ bên dưới để vệ sinh.

 

Trong trường hợp xấu nhất là quạt hư, bạn nên thay cái mới lập tức.

2. Sử dụng pin đúng cách.

Pin xấu, bị hư hỏng có thể tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn gây nên tình trạng nóng máy. Hiện rất nhiều loại pin khác nhau nên cũng có những cách sử dụng và bảo quản khác nhau, bạn hãy sử dụng pin theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo tuổi thọ cao nhất.
 

Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm được pin thay thể (thậm chí cả những máy tính đã được 4 tuổi) trên thị trường hoặc trực tuyến khi chỉ cần biết chính xác sổ seri, do đó nếu pin đã quá nóng bạn nên có kế hoạch thay mới. Trong trường hợp không thể tìm được pin thay thế thì nên tháo pin ra và sử dụng laptop như máy bàn.

3. Vệ sinh các bộ phận khác.

Lâu ngày, bụi bám trên ổ cứng, main, Ram...cũng có thể gây nên tình trạng nóng máy, bạn hãy cố gắng làm sạch sẽ các thiết bị này. Lưu ý trong quá trình vệ sinh, bạn có thể sử dụng bong bóng bơm căng để thổi bụi, tránh trường hợp văng nước bọt khi dùng miệng thổi.
 

4. Quản lý các chương trình hoạt động.

Các chương trình hoạt động quá nhiều cũng gây nên tình trạng nóng CPU, hãy tiến hành quét virus thường xuyên, dọn sạch rác, loại bỏ bớt những chương trình không cần thiết (có thể dùng Windows Task Manager) và sử dụng hệ điều hành theo khuyến cáo của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu năng cao nhất.
 

Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng những chương trình kiểm tra nhiệt độ như Core Temp, để có thể kiểm soát được nhiệt độ CPU.

5.Thay đổi thoái quen sử dụng.

Hiện nay rất nhiều máy tính được thiết kế với cửa thông gió nằm ở dưới đế, nếu bạn cũng nằm trong số này thì thoái quen sử dụng khi đặt máy trên giường, nệm là rất không hay, việc này sẽ chặn các lỗ thông gió làm giảm lượng gió làm mát vào máy.

Đối với những máy loại này bạn hãy đặt trên bàn khi sử dụng hoặc dùng những đế cao để đảm bảo thông gió tốt nhất.
 

6. Sử dụng thêm quạt tản nhiệt.

Nếu laptop thường xuyên hoạt động với tần suất cao thì việc sử dụng thêm quạt tản nhiệt là điều rất cần thiết, những quạt này thường dùng trực tiếp nguồn từ cổng CPU.
 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cũng như kiểu dáng cho bạn lựa chọn với giá cả khá mềm, thậm chí nếu khéo tay bạn cũng có thể tự trang bị cho mình một chiếc quạt tản nhiệt rất dễ dàng.
Theo XHTT

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Thay chip VGA mới 100%- Khắc phục hoàn toàn lỗi VGA trên laptop

Hầu hết các dòng máy laptop hiện nay khi bị hư thì lỗi VGA chiếm 70%. Nguyên nhân là các chip VGA khi chạy đều tỏa ra một lượng nhiệt rất là lớn. Theo thời gian, thường là 1-2 năm sau khi hết thời gian bảo hành, các chip VGA bắt đầu lão hóa. Các liên kết mạch bên trong con chip bị hở ra làm cho chip không hoạt động được. Cũng có 1 số trường hợp là lớp bi chì dưới gầm chip dùng để kết dính chip với mainboard bị bể ra, làm chip tiếp xúc tốt với mainboard dẫn đến chip không hoạt động. Giải pháp ở đây là:
- Hấp chip: Đưa main lên máy chuyên dụng để hấp chip VGA. Giải pháp này có tác dụng phục hồi các liên kết của chip cũng như phục hồi bi chì gắn kết chip với main. Ưu điểm là chi phí sửa chữa thấp. Nhược điểm là không giải quyết triệt để lỗi. Tùy theo loại chip, dòng máy, cách sử dụng mà bị hư lại nhanh hay chậm (thường là sau 3 đến 6 tháng). Việc hấp đi hấp lại mainboard làm cho main bị yếu đi, các lớp sơn trên đường mạch bị bong ra gây khó khăn việc sửa chữa sau này, cũng có thể gây hỏng main vĩnh viễn.

-Thay chip: Sử dụng chip mới 100% (có datecode 2010 trở lên) để thay cho chip cũ. Giải pháp này giúp giải quyết triệt để lỗi VGA trên laptop. Thường thời gian để hỏng lại phải mất 2 tới 3 năm. Tuy nhiên chi phí khá cao cho việc thay chip.


Khi máy tình bổng ...ì ạch...

Chiếc PC đang dùng tự dưng trở nên rất ì ạch và rất chậm chạp. Bạn phải làm gì trong tình huống này để đưa chiếc PC của mình trở về trạng thái như trước đây. Hãy thử kiểm tra xem PC của bạn có mắc phải những lỗi sau đây không. 1. Virus và Spyware: Ngoài một số tác hại tiêu cực, khi hoạt động virus thường chiếm một lượng tài nguyên nhất định trong máy tính và làm máy chậm chạp.

Hãy “sơ cứu” bằng cách chấm dứt các process khả nghi bằng Task Manager, dừng thực thi một số dịch vụ (service) bằng Management Console, gỡ bỏ các chương trình tự động khởi động System Configuration Utility… và cập nhật ngay các chương trình chống virus, chống spy để rà soát virus trên máy. Một số loại virus phải cần một số công cụ đặc biệt để phát hiện, nếu bạn nghi máy mình bị nhiễm, hãy dò tìm trên website của các hãng bảo mật như Symantec, Mcafee, BitDefender…

2. Quá “nhiệt” vi xử lý: Đôi khi vì một lý do nào đó, quạt CPU của bạn không chạy, gây ra quá nhiệt ở CPU. Vậy thì bạn nên mở thùng máy và kiểm tra lại hệ thống tản nhiệt. Chương trình theo dõi nhiệt độ cũng có thể giúp bạn phần nào, tuy nhiên đó là những công cụ phiền phức.

3. RAM không tốt: Nếu bạn thấy quạt vẫn chạy đều, CPU vẫn mát thì hãy kiểm tra RAM. RAM bị lỗi nhẹ, máy tính sẽ không biết rằng đó là lỗi, nhưng quá trình hoạt động về lâu dài vẫn xảy ra trì trệ. Bởi thế, thử dùng các công cụ kiểm tra RAM, có sẵn trong CD Hiren để kiểm tra. Bạn cũng có thể kiểm tra thủ công bằng cách thay thế bằng một thanh RAM khác (được chắc chắn là tốt xem có cải thiện tình hình hơn không).

4. Đĩa cứng bị lỗi: Đôi khi vì một sự cố nhỏ về điện, đĩa cứng máy tính của bạn sẽ bị một vài lỗi nhỏ trên bề mặt hoặc trong hệ thống mạch điện. Thế là thay vì chỉ mất vài phần ngàn giây để đọc dữ liệu, nó phải tốn hàng giây, thậm chí hàng phút đồng hồ để đọc một lượng dữ liệu tương tự.

Trước hết, để phòng tránh tình trạng trên, bạn hãy dùng máy tính có ổn áp, hay nhất là UPS. Nếu bạn nghi ngờ đĩa cứng bị lỗi, hãy sao lưu dữ liệu dự phòng ngay lập tức và đem bảo hành. Nếu không còn bảo hành, hãy mua đĩa cứng mới, không nên tiết kiệm vài chục USD để khi hư đĩa cứng thì mất toàn bộ dữ liệu.

5. BIOS không tương thích: Đây là lỗi ít gặp, thế nhưng cũng cần phải xem xét. Một khi phần mềm BIOS không tương thích có thể dẫn tới máy tính hoạt động ì ạch hơn mong đợi. Giải pháp là cập nhật BIOS mới nhất cho bo mạch chủ, hay hơn, bạn hãy lùng trên mạng hoặc tham vấn các chuyên gia về cách tinh chỉnh các giá trị của BIOS.

6. Rà soát lại các dịch vụ đang hoạt động để xem có dịch vụ nào dư thừa không. Việc này đòi hỏi bạn có một số kinh nghiệm và kiến thức nhất định.

7. Đĩa cứng bị phân mảnh: Bạn hãy dùng Windows Defragment hoặc các công cụ dồn đĩa để xử lý tình huống này.

8. Quá nhiều trình ứng dụng: Một số người có thói quen thử sử dụng rất nhiều chương trình. Thế nhưng, họ lại không biết cách xử lý để loại bỏ hoàn toàn các chương trình đã Uninstall. Hãy dùng các công cụ quét Registry để làm máy tính sạch sẽ và khỏe mạnh hơn. Và tốt nhất là không nên cài quá nhiều chương trình ứng dụng trên một máy tính.


nguồn Tuổi trẻ

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Quá trình khởi động của laptop

Lấy ví dụ quá trình khởi động của 1 vài máy Asus
Trong sơ đồ trên, ICH9 là chip nam, MEC25-NU là chip IO, 965PM là chip bắc, ICS9LPR333CKLFT là chip dao động, PWR là mạch tạo nguồn. Các quá trình khởi động nguồn theo thứ tự được đánh số trên sơ đồ.


Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Làm gì khi laptop bị vô nước


Vào mùa mưa, chuyện laptop bị vô nước là không tránh khỏi. Nhẹ thì dính nước trong 1 mảng nhỏ trên mainboard, nặng thì toàn máy ngập nước. Nhiều năm làm trong nghề, mình thấy có nhiều khách hàng tự cứu bằng cách dùng máy sấy sấy khô laptop. Điều này rất tai hại. Bởi lẽ khi bị vô nước, các linh kiện trên mainboard cũng bị nước bám vào. Khi sấy khô chỉ là làm khô bên ngoài vỏ chứ không làm khô hoàn toàn bên trong. Vì vậy theo thời gian, nước sẽ ăn mòn các đường mạch trên mainboard gây ra hỏng hóc nặng hơn.   Lại có nhiều khách hàng sau khi lau khô nước liền nôn nóng bật máy lên xem máy còn sống hay đã chết. Thế là tạch, đi đời con máy. Bởi vì khi mainboard dính nước nó sẽ gây chập các đường tín hiệu, khi mở nguồn nó sẽ làm cháy nổ các linh kiện trong máy. Chuyện này xảy ra rất nhiều, nhiều máy bị hư hỏng nặng 1 cách đáng tiếc. 
Vậy cần phải làm gì khi laptop bị vô nước? Trước khi chuyển đến các trung tâm, bạn cần làm những việc sau đây:
1, Khi phát hiện laptop bị vô nước, việc cần làm ngay là ngắt mọi nguồn điện cấp cho laptop. Tháo nguồn adapter, pin ra khỏi máy ngay. Nhiều bạn không tháo được pin thì bấm nút nguồn tắt máy ngay. Việc làm này giúp các linh kiện trong máy không bị đốt chết do chập mạch.
2, Tháo các thiết bị ngoại vi như USB, jack cắm loa ngoài, capble xuất hình ra màn hình ngoài hay máy chiếu... Việc làm này giúp máy bạn tránh được các ảnh hưởng ngược từ các thiết bị bên ngoài vào bên trong máy, giúp máy bạn có cơ hội sống sót nhiều hơn.
3, Lau khô bên ngoài máy để nước không thấm sâu thêm vào máy của bạn.
Đến lúc này thì tùy thuộc vào khả năng của bạn có làm được hay không
4, Tháo rời các card, ram, hdd, ổ DVD ra khỏi máy và lau khô chúng. Dùng bông gòn khô lau sạch các khe cắm. Nếu bạn không nhớ hết những thứ vừa tháo để gắn vô thì nên đánh dấu trước khi tháo. 
5, Bung máy ra, lau khô mainboard bằng bông gòn. Xong dùng cồn hoặc xăng thơm để vệ sinh main. Dùng máy sấy hoặc phơi nắng cho main khô hoàn toàn. Ráp máy lại và thử.
Nên cẩn thận đưa máy đi kiểm tra để tránh các hư hỏng về sau. 

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Vấn đề có nên tháo Pin laptop khi sử dụng hay không?


Cất pin của laptop là bảo quản hay hại máy?

Quan điểm tháo pin cất đi là rất tai hại vì chỉ một lần không may do nguồn điện trồi sụt đột ngột hoặc bộ sạc (adapter) đoản mạch thì laptop của bạn có nguy cơ chập cháy rất cao.
"Nếu thường xuyên ngồi một chỗ thì bạn có thể sạc pin thật đầy rồi tháo pin ra luôn và chỉ sử dụng bộ sạc", lời khuyên của chuyên gia nhằm kéo dài tuổi thọ cho pin của máy tính xách tay  được không ít báo đăng tải trong thời gian gần đây. Đáng tiếc rằng lời khuyên này có thể làm chiếc máy tính xách tay "chết bất đắc kỳ tử". CHUẨN
Lời khuyên này đã lập tức nhận được sự hưởng ứng của số đông người dùng bởi xu hướng sử dụng máy tính xách tay thay máy để bàn đang ngày càng gia tăng. Khi làm việc trong môi trường ít di chuyển thì điều mà nhiều người sử dụng băn khoăn là liệu có cần thiết phải lắp pin trong khi máy tính đặt gần nguồn điện, rất dễ dàng cắm sạc? Và nếu có thể tháo pin cất đi thì cũng đồng nghĩa với việc pin không phải làm việc nhiều, sạc ít lần, tuổi thọ của pin được kéo dài hơn, thời gian sử dụng của pin được lâu hơn...
Tuy nhiên, quan điểm cất pin đi sẽ vô cùng tai hại bởi chỉ một lần không may mắn, do nguồn điện lưới trồi sụt đột ngột hoặc do bộ sạc (adapter) sử dụng liên tục lâu ngày bị đoản mạch thì các bo mạch, chíp của máy sẽ "gánh chịu" rủi ro với nguy cơ chập cháy rất cao. Rủi ro còn là mất dữ liệu, lỗi file, lỗi phần mềm hệ thống khi máy không được lắp pin. Bởi trong tình huống mất điện thì pin sẽ thực hiện chức năng như một bộ lưu điện tức thời (UPS on-line).
Còn về quan điểm "sạc liên tục trong khi sử dụng sẽ làm chai pin hoặc nhanh hư" cũng lại không chính xác. Phần lớn máy tính hiện nay đều được thiết kế bộ chuyển mạch, tự động lựa chọn nguồn cấp phù hợp, ổn định và pin thế hệ mới. Điều này đồng nghĩa với việc những máy này có khả năng dùng nguồn trực tiếp từ bộ sạc, không cần lắp pin và nếu có lắp pin thì cũng tự động lựa chọn nguồn cấp từ bộ sạc khi dòng điện ổn định.
Vậy phương pháp sử dụng đúng mực nhất đó là sử dụng pin bình thường: Sạc đầy, dùng bộ sạc khi làm việc ở nhà, dùng pin khi di chuyển, vừa an toàn cho máy lại không phải "vất vả" vì pin.
Ngoài ra, các hãng cũng luôn khuyến cáo người sử dụng phải dùng pin và bộ sạc đúng tiêu chuẩn, chính hãng. Đối với pin lithium tránh xả kiệt, khi máy báo pin còn 5% hoặc 10% nên cắm sạc theo ngay chỉ dẫn. Ngược lại, với pin NiCad, NiMH thì cần xả kiệt, nạp đầy, tránh hiệu ứng nhớ, chai pin. Khi không sử dụng máy thời gian dài từ 1 tháng trở lên nên sạc đầy pin, tháo ra khỏi máy và cất trong túi nhựa hoặc bọc giấy, tránh các cực của pin tiếp xúc với kim loại dễ gây cháy nổ, để nơi khô ráo, nhiệt độ tốt nhất trong khoảng 10oC - 40oC.
Chú ý, chỉ tháo lắp pin trong tình trạng máy đã tắt hoàn toàn và không cắm sạc. Khi sạc pin, nên cắm đầu nguồn vào ổ điện trước, cắm đầu sạc vào máy sau. Cuối cùng, nếu thấy hiện tượng pin bị suy kiệt quá nhanh, nóng bất thường, bạn cần nghĩ tới việc vệ sinh lại các điểm tiếp xúc điện trên pin.
Dùng Pin Laptop như thế nào ?



• Tránh che chắn các khe toả nhiệt của máy:
_ Không nên đặt laptop trên giường đệm hay dùng gối thay cho mặt bàn đặt laptop vì chúng sẽ che mất khe thoát nhiệt bên dưới laptop.
_ Không nên dán decal hay nilon phủ kín máy bởi vỏ máy cũng là một thành phần thoát nhiệt khá hữu ích.
Sử dụng laptop trên nếm khiến khả năng toả nhiệt của máy bị ảnh hưởng, gây nóng máy
Sử dụng thêm đế tản nhiệt hoặc quạt máy để giải nhiệt nhanh hơn.
Đế tản nhiệt, một trong những sự lựa chọn để "giải nhiệt" cho laptop



• Định kỳ làm vệ sinh máy, thổi sạch bụi bẩn ở khe thoát nhiệt và cánh quạt (phần này cần người có chuyên môn thực hiện, nếu bạn tự làm có thể làm mất tem bảo hành hoặc làm hỏng máy)
• Khi dùng xong, tắt máy nên đợi một vài phút mới cho máy vào túi hay balo bởi túi xách hay balo giữ nhiệt khá tốt, trong khi nhiệt lượng còn trong chưa được tỏa hết sẽ có hại cho máy.
• Tránh những va đạp không đáng có, bởi laptop cấu thành từ những linh kiện khá mỏng manh, rất dễ hỏng hóc.
Pin laptop có giới hạn về số lần hoạt động (số lần sạc và xả). Để tận dụng tốt nhất số lần sạc xả giới hạn đó, bạn nên chú ý đến cách sử dụng của mình.
• Lần sạc đầu tiên: Pin laptop thường là loại pin Li-ion. Loại pin này khi sạc lần đầu tiên không nên sạc quá 10 tiếng, bởi chỉ tầm 3-4h là pin đã đầy, nếu tiếp tục sạc, pin sẽ nóng lên và giảm thọ. Tuy nhiên các nhà sản xuất đều đã tích hợp cho sản phầm của mình chức năng tự ngắt sạc khi pin đầy nên điều này cũng không đáng quan tâm nhiều.
• Nếu không sử dụng máy trong một thời gian dài, nên để pin ở dưới mức 50%, điều này sẽ giúp giảm độ hao mòn pin (theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất laptop).
• Hạn chế sử dụng laptop đến cạn kiệt pin vì pin Li-ion dùng cho laptop không có hiệu ứng nhớ nên xảy ra tình trạng chai pin. Chính các nhà sản xuất đã hạn chế điều này khi chỉ cho laptop hoạt động khi pin > 5-10% dưới mức đó, máy sẽ tự động tắt.
• Nếu laptop của bạn không có phần mềm quản lý pin, để tránh tình trạng pin sạc xả nhiều lần không đáng (ví dụ laptop còn 98% pin, nó sẽ tự sạc như vậy sẽ lãng phí số lần sạc xả) hãy cắm sạc liên tục. Điều này sẽ không gây hại vì khi pin đầy, mạch điện của pin sẽ tự ngắt, không cho sạc nữa.
• Khi sử dụng pin, hãy dùng cho đến khi nó còn đến 10-20% hãy sạc lại, bởi nếu chỉ dùng vài % mà đã sạc ngay nhiều lần, số cell của pin không được dùng đến cũng tự chai.
• Nếu cắm sạc thường xuyên cũng cố gắng định kỳ 1-2 tuần 1 lần sạc xả. (dùng gần hết rồi sạc đầy)
• Nên vệ sinh mạch tiếp xúc của pin, tránh tình trạng tiếp xúc kém gây hỏng pin.
Những điểm cần lưu ý khác
• Không nên tháo pin và sử dụng nguồn điện trực tiếp bởi nguồn điện trực tiếp không được ổn định, khi xảy ra sự cố sẽ gây ảnh hưởng đến công việc bạn đang làm và laptop (hỏng nguồn, main…) .
• Không nên sử dụng adapter không rõ nguồn gốc, không chính hãng, bởi adapter không tốt sẽ cung cấp điện không ổn định, quá yếu hoặc quá khỏe, không đúng với yêu cầu của laptop, dễ gây ra sự cố ( hỏng pin, nguồn, …)


•Hoàn toàn không bao giờ nên sử dụng cục sạc (adapter) chất lượng thấp, tuổi thọ của pin phụ thuộc rất lớn vào hiệu điện thế khi sạc, và các cục sạc chất lượng thấp thông thường là không có hiệu điện thế chuẩn lắm.
•Tránh sử dụng sạc nhanh và “siêu nhanh” (như một số thiết bị gần đây có chức năng này) – để tăng tốc độ sạc, một hiệu điện thế cao hơn mức thông thường sẽ được sử dụng, và như vậy tốc độ sạc sẽ được đánh đổi bằng tuổi thọ pin. Nếu thiết bị của bạn có chức năng sạc nhanh và có thể vô hiệu hóa chức năng này, hãy làm như vậy.
•Không nên thường xuyên sử dụng đến mức 0% dung lượng, hãy thiết lập máy của bạn tự đi vào chế độ “ngủ đông” (hibernate) khi pin còn khoảng 5%-10% dung lượng.
•Cân chỉnh lại “đồng hồ đo dung lượng pin” (re-calibrate) sau mỗi 1-3 tháng bằng cách sử dụng pin tới khi máy tự tắt do hết pin, rồi sau đó sạc đầy lại trước khi tiếp tục sử dụng bình thường.



thủ thuật (re-calibrate) là gì ?
Sau một thời gian sử dụng, sẽ có hiện tượng mạch quản lý lượng pin không nhận đúng dung lượng pin (giống như đồng hồ chạy sớm/trễ), hoặc pin bị chai. Do đó, Recalibrate (điều chỉnh lại) sẽ giúp cải thiện vấn đề này.
Cách Recalibrate pin:
- Cắm sạc đầy pin, sau đó rút sạc và dùng bình thường cho tới khi gần cạn pin, lúc còn khoảng 7 – 10% thì bạn khởi động lại máy và vào chế độ Bios, để nguyên máy đó tới lúc 0% và máy tự tắt vì cạn pin.
- Để pin ở tình trạng 0% đó trong khoảng 6 – 8 tiếng, sau đó cắm sạc lại và dùng bình thường.
Tổng hợp từ kinh nghiệm sửa chữa và góp nhặt từ nhiều nguồn